A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giới thiệu về tác giả Eric-Emmanuel Schmitt

Eric-Emmanuel Schmitt

 

Trong khoảng thời gian hơn một chục năm, Eric-Emmanuel Schmitt đã trở thành một trong những tác giả tiêu biểu của nền văn học Pháp và là một trong những tác giả Pháp được đọc và dịch nhiều nhất ở nước ngoài. Năm 2007, với 387 000 bản sách bán được, ông là một trong mười nhà văn có tác phẩm được độc nhiều nhất tại Pháp.

Eric-Emmanuel Schmitt

 

Trong khoảng thời gian hơn một chục năm, Eric-Emmanuel Schmitt đã trở thành một trong những tác giả tiêu biểu của nền văn học Pháp và là một trong những tác giả Pháp được đọc và dịch nhiều nhất ở nước ngoài. Năm 2007, với 387 000 bản sách bán được, ông là một trong mười nhà văn có tác phẩm được độc nhiều nhất tại Pháp.

 

Cho tới nay, ông là tác giả của gần hai mươi vở kịch, hai khảo luận, sáu tiểu thuyết, hai bản dịch Opéra của Mozart (Đám cưới Figaro và Don Giovani) và nhiều kịch bản phim. Năm 1994, vở kịch Người khách lạ của ông được nhận giải thưởng danh tiếng Molière cho Phát hiện sân khấu của năm, giải tác giả xuất sắc nhất và giải vở kịch xuất sắc nhất của các nhà hát tư của Pháp; năm 2000, cuốn Kinh phúc âm theo lời kể của Pilate được nhận Giải thưởng lớn của độc giả tạp chí Elle; năm 2001, Viện Hàn Lâm Pháp tặng Giải thưởng lớn về sân khấu cho toàn bộ các tác phẩm của ông, cùng năm này, ông cũng được huân chương hiệp sỹ văn học và nghệ thuật của chính phủ Pháp. Ngoài ra, các tác phẩm của Schmitt cũng được nhận nhiều giải thưởng uy tín tại Đức và Thụy Sỹ.

 

Eric-Emmanuel Schmitt sinh năm 1960 tại Lyon. Ông viết cuốn sách đầu tiên vào năm muời một tuổi. Tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm phố Ulm, ông bảo vệ luận án tiến sỹ triết học năm 1986, sau đó làm giáo viên triết học. Năm 1991, khi mới 28 tuổi, ông viết vở kịch đầu tay Đêm Valognes. Trong vở kịch này, Don juan đã trở lại sân khấu: vẫn trăng hoa vô độ, tàn nhẫn nhưng khác với Don Juan của mấy trăm năm trước, hắn lại đồng ý lấy người con gái cuối cùng mà hắn đã tán tỉnh và hắn cũng không bị ngọn lửa địa ngục cuốn đi. Vở kịch đã gây tiếng vang lớn và danh tiếng đã vượt ra ngoài nước Pháp để đoàn kịch Royal Shakespeare Compagny của Anh chọn trình diễn. Năm 1993, vở kịch thứ hai Người khách lạ, nói về cuộc gặp gỡ không tưởng giữa nhà phân tâm học Freud và Chúa trời được giới phê bình và công chúng đón nhận nồng nhiệt. Freud, người đã luôn từ chối tin vào Chúa đã gặp một kẻ tự xưng là Chúa trời, đưa ra những lý luận và tiên đoán khác thường làm cha đẻ ngành phân tâm học bối rối, có lúc quên đi mọi xác tín khoa học của mình và rồi cuối cùng cũng không biết được người đó là một kẻ thần kinh hoang tưởng hay là Chúa trời hiện than. Tác phẩm đặt ra những câu hỏi lớn về đức tin, về quan hệ giữa các nhà khoa học với những thế lực siêu nhiên, về bản chất của cuộc sống và tương lai của loài người. Từ đó, Eric-Emmanuel Schmitt  đi từ thành công này đến thành công khác. Truyện Oscar và bà áo hồng  là một truyện vừa xuất sắc của ông: một đứa trẻ bị ung thư chỉ còn mười hai ngày để sống. Cậu quyết định mỗi ngày sẽ là mười năm, và thế là cuộc đối thoại giữa con người và Chúa trời bắt đầu. Cậu bé trải qua mọi  giai đoạn của đời người và rút ra những triết lý khiến người lớn phải giật mình. Độ dài của các bức thư cứ ngắn dần rút ngắn khỏang cách giữa cậu và Chúa. Cậu bé chết để lại những bài học không thể bỏ qua. Cuốn sách đã giữ vị trí thứ mười bốn trong số các cuốn sách bán chạy nhất năm 2003 và đưa Eric-Emmanuel Schmitt vào danh sách những tác giả đương đại Pháp được đọc nhiều nhất trên thế giới. Kịch của Schmitt đã được diễn ở 35 nước.

 

Eric-Emmanuel Schmitt đã chọn viết các tác phẩm của mình để những người trí thức và cả những người không học hành nhiều cũng tìm được điều gì đó thú vị. Nhiều nhân vật nổi tiếng đã được ông đưa vào tác phẩm của mình như: Sigmun Freud trong vở kịch Người khách lạ, Diderot trong Chàng đa tình, Ponce Pilate, Jésus-Christ và Judas trong Kinh Phúc âm theo lời kể của Pilate, Hitler trong Nửa kia của Hitler, Mozart trong Đời tôi và Mozart. Tôn giáo cũng là chủ đề ưa thích của Eric-Emmanuel Schmitt: ông đã đề cập đến đạo Phật Tây tạng (truyện Milarepa), Thiên Chúa, Hồi giáo, Do Thái (Ông Ibrahim và những đóa hoa của kinh Coran, Con của Noé), Đạo Thiền Nhật Bản (Võ sĩ Sumo không thể béo lên được) và tâm linh trong nhiều tác phẩm của mình. Lịch sử, triết học, phân tâm học cũng là những yếu tố thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm của ông. Ông cũng tìm cách lý giải nguồn gốc của cái Ác trong vở kịch Trường học của quỷ trong đó ông miêu tả thế giới hiện nay với những hiện thực hết sức nghiệt ngã và cội nguồn của cái ác là do người ta cho rằng cái Ác không hề hiện hữu, rằng làm điều ác bao giờ cũng là để tránh điều ác lớn hơn có thế xảy ra và cái ác không phải do người ta cố ý gây nên mà là do vô thức gây ra. Chính vì nghĩ như thế nên loài người mới làm được nhiều điều ác đến thế. Trong tác phẩm nổi tiếng nhất La part de l’autre (bản dịch tiếng Việt: Nửa kia của Hitler, NXB HNV và Nhã Nam, 2008) ông miêu tả cuộc đời song hành của Hitler – trùm phát xít và Adolf. H.- người họa sỹ mà Hitler sẽ trở thành nếu đỗ vào trường Đại học Mỹ thuật Viên năm 1908. Trong tác phẩm này, ông đặt câu hỏi thế giới sẽ ra sao nếu Hitler là họa sỹ và chứng minh rằng ác quỷnằm chính trong mỗi chúng ta và chính ta sẽ là người quyết định mình sẽ là ai.

 

Hiện Eric-Emmanuel Schmitt sống và làm việc tại Bỉ. Các thông tin chi tiết về ông được đăng tải đầy đủ bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức trên trang web cá nhân của ông:  http://www.eric-emmanuel-schmitt.com

 

Danh mục các giải thưởng

 

•           1993 :

o            Pháp, Paris, Giải Molière cho vở diễn xuất sắc nhất dành cho nhà hát tư cho vở Người khách lạ.

•           1994 :

o            Pháp, Paris, giải Molière cho tác giả xuất sắc và Molière cho phát hiện sân khấu của năm cho vở Người khách lạ.

•           1995 :

o            Pháp, Giải tiểu thuyết đầu tay của trường đại học Artois cho truyện Giáo phái những người ích kỷ.

•           1996 :

o            Pháp, Paris, hai đề cử giải Molières cho vở Những ẩn số kì bí.

•           1997 :

o            Đức, Cologne, Giải sân khấu thành phố cho vở Chàng phóng đãng.

o            Pháp, Paris, sáu đề cử giải Molières cho vở Chàng phóng đãng.

•           1998 :

o            Pháp, Paris, Giải của Viện hàn lâm Balzac và hai đề cử giải Molières cho vở Frederick và đại lộ tội ác.

•           2000 :

o            Pháp, Paris, bảy đề cử giải Molières cho vở Khách sạn hai thế giới.

•           2000/2001 :

o            Pháp, Huân chương hiệp sỹ văn học nghệ thuật.

•           2001 :

o            Pháp, Giải thưởng lớn của độc giả tạp chí Elle cho tiểu thuyết Kinh Phúc Âm theo lời kể của Pilate. Cùng năm, tiểu thuyết được đề cử cho nhiều giải văn học.

o            Pháp, Giải thưởng lớn về sân khấu của Viện hàn lâm Pháp cho toàn bộ sự nghiệp sân khấu của ông.

•           2004 :

o            Pháp, Giải độc giả của Hội nhà văn và sách của tp Ly on và vùng Rhônes-Alpes.

o            Pháp, Lyon, Giải Sélyre.

o            Pháp, Giải Jean Bernard của Viện hàn lâm Y học cho truyện kể Oscar và bà áo hồng.

o            Pháp, Giải Chronos cho truyện kể Oscar và bà áo hồng.

o            Pháp, tạp chí văn học uy tín Lire tiến hành thăm dò dư luận về ‘’các tác phẩm văn học đã làm thay đổi cuộc đời họ’’. Các độc giả đã bình bầu Oscar và bà áo hồng – một ngoại lệ dành cho một tác giả đang còn sống – đứng ngang hàng với Kinh thánh, Ba chàng ngự lâm và Hoàng tử nhỏ.

o            Đức, giải Deutscher Bücherpreis (Giải thưởng lớn của độc giả/ Publikumspreis) cho truyện kể Ông Ibrahim và những đóa hoa kinh Coran.

o            Đức, Berlin, giải Die Quadriga, trao tặng cho "tinh thần nhân bản và sự hiền minh mà tính hài hước của ông đã nuôi sống con người".

•           2005 :

o            Thụy Sỹ, Giải Chronos cho truyện kể Oscar và bà áo hồng.


Tags: 266
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan